Viêm kết mạc dị ứng là một trong những bệnh về dị ứng xuất hiện ở mắt gây khó chịu cho người bệnh. Nhưng liệu bệnh có gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm kết mạc dị ứng.
Mục lục
I. Viêm kết mạc dị ứng là gì?
Kết mạc là có cấu tạo là một màng mỏng nằm bên trong mí mắt và bao phủ mắt. Viêm kết mạc dị ứng còn được gọi tắt là dị ứng mắt. Đây là tình trạng khá phổ biến xảy ra khi mắt bị tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Bệnh viêm kết mạc dị ứng
Các triệu chứng điển hình của viêm kết mạc dị ứng là:
- Đỏ, sưng mắt và mí mắt
- Ngứa, rát mắt
- Chảy nước mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
Thông thường khi dị ứng mắt sẽ đi kèm với dị ứng mũi cùng các biểu hiện đỏ mũi, chảy nước mũi, hắt xì,… Các triệu chứng chỉ gây khó chịu hoặc đôi khi gây mờ mắt, tuy nhiên không ảnh hưởng đến thị lực.
II. Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng
Quá trình gây bệnh viêm kết mạc dị ứng bắt đầu từ chất dị ứng bằng nhiều cách khác nhau tiếp xúc với vùng mắt. Hệ thống miễn dịch xác định chất này và phản ứng quá mức, sinh ra một chất gọi là histamine để chống lại các chất gây dị ứng. Kết quả là phần mí mắt và kết mạc bị sưng và ngứa lên.
Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng
Bệnh viêm kết mạc dị ứng không phải là bệnh lây truyền. Bệnh có thể chia làm 2 loại:
1. Bệnh do mùa
Bệnh xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng và tái đi tái lại nhiều lần theo mùa. Các chất gây dị ứng thường xuất hiện theo mùa như phấn hoa từ cỏ cây, nấm mốc… hoặc các giai đoạn thay lông của vật nuôi chó, mèo. Chính vì thế mà những nhóm người này thường khi đến mùa là chuẩn bị sẵn dung dịch nhỏ mắt, thuốc dị ứng để sử dụng luôn, không để dị ứng quá nghiêm trọng.
Viêm kết mạc dị ứng theo mùa
2. Bệnh không do mùa
Các chất gây dị ứng xuất hiện trong không khí, có thể từ cả trong nhà lẫn bên ngoài, chẳng hạn như
- Bụi bẩn, khói thuốc…
- Các loại mỹ phẩm có thành phần là chất dị ứng.
- Sử dụng dung dịch nhỏ mắt có chứa chất bảo quản
- Ăn thực phẩm gây dị ứng
- Côn trùng cắn hoặc đốt
Dung dịch nhỏ mắt có chứa chất bảo quản có thể gây dị ứng mắt
Các tác nhân trên thường khó để dự đoán trước, nhiều người thậm chí không biết mình bị dị ứng với gì để tránh. Xác định nguyên nhân gây dị ứng mắt là quan trọng nhất để có hướng điều trị phù hợp cũng như để người bệnh biết mà phòng tránh sau đó. Vậy khi bị viêm kết mạc dị ứng cần phải điều trị như thế nào?
Xem thêm: Dị ứng mắt
III. Điều trị viêm kết mạc dị ứng
Khi đến các cơ sở y tế để khám mắt, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử dị ứng gia đình và của bạn để chuẩn đoán bệnh. Để chắc chắn hơn, bạn sẽ được kiểm tra bằng kính hiển vi đèn khe và phát hiện ra các dấu hiệu bệnh. Nếu nặng hoặc kính không soi được rõ thì bạn cần xét nghiệm tế bào bạch cầu đặc hiệu.
Khi xác định được bệnh, bác sĩ có thể kê cho người bệnh thuốc để kháng histamine, giúp ngăn chặn các phản ứng dị ứng. Nếu triệu chứng kéo dài, toa thuốc sử dụng sẽ mạnh hơn. Bên cạnh đó, có một phương pháp giúp phòng bệnh lâu dài đó là tiêm dị ứng nguyên. Cách này tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng và nó sẽ cung cấp sức đề kháng cho mắt.
Ví dụ về thuốc kháng histamine
IV. Cách phòng tránh viêm kết mạc dị ứng hiệu quả
Cách phòng bệnh viêm kết mạc dị ứng hàng đầu là tránh xa các chất gây dị ứng. Sử dụng máy hút bụi, không để vật nuôi vào phòng ngủ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đội mũ vành rộng, đeo kính mắt khi ra ngoài là một số gợi ý chúng tôi dành cho bạn.
Quan trọng hơn hết là bạn phải luôn luôn có một lọ dung dịch nhỏ mắt để vệ sinh mắt và loại bỏ chất gây dị ứng ra khỏi mắt nếu có tiếp xúc phải. Những dung dịch nhỏ mắt phải đặc biệt không chứa chất bảo quản nếu không sẽ làm bệnh càng phát triển và trầm trọng hơn. Chỉ cho bạn một sản phẩm nhỏ mắt được các bác sĩ khuyên dùng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên, đó là dung dịch nhỏ mắt Luvis. Mặt khác, Luvis còn có tác dụng bảo vệ mắt khỏi khô, mỏi mắt khi phải điều tiết nhiều rất phù hợp với những người thường xuyên làm việc với điện thoại, máy tính.
Dung dịch nhỏ mắt Luvis bảo vệ mắt khỏi dị ứng
Hướng dẫn sử dụng
- Bước 1: Rửa sạch và lau tay khô trước khi sử dụng
- Bước 2: Kéo nhẹ mí mắt dưới và nhìn xuống, nhỏ 1 giọt vào vùng kết mạc dưới. Tránh để đầu lọ chạm vào kết mạc.
- Bước 3: Chớp mắt để nước nhỏ ngấm đều và dùng khăn sạch lau nhẹ phần nước thừa
Lưu ý:
+ Tần suất: 1 giọt/lần – 2 đến 3 lần/ngày
+ Cách ít nhất 10-15ph trước khi dùng bất kỳ loại nước nhỏ mắt khác
Cảnh báo khi sử dụng
- Không sử dụng nước khi: Lọ bị hỏng hoặc bị hết hạn
- Sau khi sử dụng có thể mắt sẽ bị mờ tạm thời do độ nhớt của dung dịch
- Không được nuốt
- Loại bỏ lọ sau khi mở nắp 24 tuần (6 tháng)
- Không sử dụng cho các bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng trên bề mặt giác mạc như: Xói mòn rõ rệt, loét giác mạc.
Mong rằng bài viết trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm kết mạc dị ứng. Nhờ đó mà biết cách để bảo vệ mắt của bạn và gia đình. Và đừng quên vệ sinh mắt mỗi ngày bằng dung dịch nhỏ mắt Luvis nhé. Cảm ơn đã quan tâm bài viết của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm: