Mức đóng các chế độ Bảo hiểm xã hội khi làm việc tại nhiều công ty.

Mức đóng các chế độ Bảo hiểm xã hội khi làm việc tại nhiều công ty.

Việt Nam là nước đang trong giai đoạn bùng nổ phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu về nhân sự ngày càng lớn của các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sẽ có rất nhiều trường hợp người lao động được ký hợp đồng tại nhiều công ty. Qua tìm hiểu về bảo hiểm xã hội, có thể nhận ra khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động đồng nghĩa với việc phải thực hiện các quyền cơ bản cho họ trong đó bao gồm việc phải đóng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Vậy câu hỏi đặt ra với trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động với nhiều công ty sẽ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế như thế nào? Tất cả sẽ được trình bày trong bài viết sau đây.

A. Hợp đồng Lao động gồm những gì?

Theo bộ Luật lao động 2019, có hiệu lực từ 01/01/2021 thì Hợp đồng lao động cần đầy đủ những nội dung sau:
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động 

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động.

– Công việc và địa điểm làm việc.

– Thời hạn của hợp đồng lao động.

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

– Chế độ nâng bậc, nâng lương.

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Như vậy có thể thấy, khi giao kết hợp đồng lao động, đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động phải đảm bảo việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

B. Đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế khi người lao động giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động

1) Với Bảo hiểm Xã hội và bảo hiểm thất nghiệp
Khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Bảo hiểm Y tế

Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:

– Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.

Mất hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào bị xử phạt bao nhiêu?

Hướng dẫn xử lý chuyển tiếp sử dụng hóa đơn điện tử

Như vậy, khi làm việc cùng lúc ở nhiều công ty thì người lao động lưu ý đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng đầu tiên; đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *